Thành viên chính thức cửa Đội

Ngày Trung thu năm 2015.

Nhóm lô la

Ngày Trung thu năm 2015.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Kỹ năng lều trại. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kỹ năng lều trại. Hiển thị tất cả bài đăng

15 nút dây và công dụng

1. NÚT CHỊU ĐƠN
Không cho một đầu dây chui qua một lỗ nhỏ. Làm dây
kéo nước giếng ( làm điểm tựa cho bàn tay khi kéo
một vật hoặc thùng nước )
2. NÚT CHỊU KÉP  
Công dụng giống nút chịu đơn nhưng để lại
gút to hơn,chắc chắn hơn. Ngày xưa các Thầy
tu thường dùng làm tràng hạt ( vì thế còn gọi
là nút thầy tu )
3. NÚT SỐ 8
Giống như nút chịu đơn, nhưng do có xoắn thêm
một vòng nên chắc chắn hơn.Ứng dụng làm thang dây.
4 – NÚT DẸT
    
Là nút nối thông dụng nhất thế giới. Dùng để
nối hai đầu dây có tiết diện bằng nhau.Dùng
buộc đồ, gói hàng, buộc kết thúc dây băng cứu thương.
5. NÚT BÒ
Được phát hiện do cách làm sai của nút Dẹt.
Khi làm xong nó có hình thù giống như cái sừng
bò. Dùng để buộc dây kẽm gai hàng rào.
Giữa nút dẹt và nút bò, để phân biệt dễ dàng bạn nên nhớ sau khi hoàn thành đối với nút dẹt thì có 1 bên là hai đầu dây nằm trên và 1 bên là 2 đầu dây nằm dưới.
Ngược lại nút bò sau khi hoàn thành 1 bên là 1 dây nằm trên 1 dây nằm dưới và bên còn lại cũng là 1 sợi nằm trên 1 sợi nằm dưới.
6.NÚT CHÂN CHÓ
Dùng để thâu dây. Nút chân chó còn giúp ta lấp đi
một chổ sờn ở giữa của thân dây.
7.NÚT THỢ DỆT
   
Dùng để nối chỉ dệt, nối 2 đầu dây không bằng nhau.
còn đây là THỢ DỆT KHÓA SỐNG
Dùng để buộc góc mái lều có may sẵn vòng dây vải
8.NÚT THÒNG LỌNG
- Dùng để bắt súc vật
- Buộc một sợi dây vào một vật cố định ( cột, đinh, vòng sắt…)
- Buộc xiết một vật nào đó ( có thể nới rộng vòng nút to hay nhỏ tùy ý )
9.NÚT KÉO GỖ
Dùng để kéo gỗ, chức năng xiết như nút thòng lọng.
Ứng dụng để căng dây phơi đồ hoặc mắc võng vào thân cây.
10.NÚT SƠN CA (hay còn gọi là nút ĐẦU CHIM)
- Dùng để treo phần giữa dây lên một xà ngang
- Có thể dùng để buộc xiết một bó củi để kéo đi.
- Trong dựng lều Sơn ca là nút thông dụng để buộc góc lều
** Ta nhận thấy ở nút KÉO GỖ và nút SƠN CA đều có công dụng là “kéo gỗ”, tuy nhiên cũng nên phân biệt nếu đó là 1 bó củi vừa và không quá lớn ta có thể dùng Sơn Ca, còn là 1 bó củi quá lớn thì dùng nút sơn ca là không khả thi, lúc đó nút KÉO GỖ là tối ưu nhất **
11.NÚT THUYỀN CHÀI
- Dùng để neo thuyền vào cọc trên bờ
- Dùng để buộc đầu lều ( cố định bạt với đầu gậy )
- Là khởi đầu cho tất cả các nút ráp nối cây.
12.GHẾ ĐƠN
** Có 1 câu thần chú để giúp bạn biết cách làm nút ghế đơn dễ nhất, bây giờ hãy nhìn vào hình trên nhé : đầu tiên bạn làm 1 cái vòng nhỏ như hình 1, sau đó 1 tay cầm 1 đầu dây và bạn koi đầu dây đó là con rắn, bây giờ cùng đọc thần chú nhé….Con rắn từ dưới hang chui lên (h.2) – bò qua cái cây (h.3) – chui lại về hang (h.4)……..siết lại cho chặt là ta đã dc nút ghế đơn rồi**
Công dụng: Dùng để kéo một người từ dưới sâu lên hay
thả một người từ trên cao xuống
13.NÚT CHẠY
- Được sử dụng thường xuyên nhất cho những góc lều
với cọc nhỏ. trường hợp dây ngắn vẫn làm được.
-Dùng để căng lều, nhưng thường thì người ta căng lều
bằng nút thòng lọng ngược,ít dùng nút CHẠY tuy nhiên
trong những trường hợp dây ngắn thì nút chạy là phù hợp nhất
14. MỘT VÒNG HAI KHÓA
Dùng để khóa lại những nút dây buộc neo.
15. NÚT NỐI CHỈ CÂU
- Dùng để nối chỉ câu
- Nối 2 đầu dây trơn bằng nhau.
- Dùng để kéo màn sân khấu hay rạp hát
Sưu tầm : Nhà thiếu nhi TP Hồ Chí Minh

Kỹ năng lều trại

 


Các yếu tố dựng nên một mái lều

 1- Hình thức :
 Một mái lều dựng đúng phải :
- Có mỗi dây căng cho một cọc lều.
- Mái lều không bị chùng (trên mái không có nếp nhăn).
- Các vị trí của cọc phải ngay hàng thẳng lối, không bị lệch lạc, xiêu  vẹo.
- Bên trong lều phải thoáng, cao ráo, đẹp, đủ chỗ nằm và chỗ xếp đồ đạc.
- Vững chãi, dễ sửa sang, dễ dựng và dễ dọn.
- Che được nắng, thắng được mưa lớn, tránh được gió to.
2-  Nội dung :
a-  Phân loại : Có hai loại :
   + Lều cắm ở mặt đất.
   + Lều cắm ở trên cây.
b-  Hướng của lều :
 Trước khi dựng lều ở một nơi đất cắm trại, trước hết ta phải chọn hướng. Việc định hướng để cắm lều nên theo những qui tắc sau :
1- Không cắm chỗ đất trũng vì nước ngập sẽ tràn vào  lều.
2- Cũng không cắm ở chỗ cao chênh vênh. Gió mạnh cũng sẽ làm tốc các cọc lều hoặc làm lều mau bị rách.

3- Thông thường vị trí cắm lều đất cắm lều phải bằng phẳng, nên hơi nghiêng một chút thì tốt hơn để cho nước mưa không ứ đọng..
4 - Cửa lều xoay về hướng Đông Bắc hoặc Đông Nam (nếu là xứ nóng) để có thể đón nắng sớm và tránh nắng gắt buổi chiều chiếu vào trong lều.
5 - Nếu là xứ lạnh, cần ánh nắng phả vào lều. Ta xoay hướng cửa lều về phía chính Đông, như thế đón nắng ấm trọn vẹn hơn.
alt
alt
 
alt 
alt
Nhưng hướng cửa lều còn tùy thuộc vào hướng gió thổi. Không nên để gió thổi mạnh phía ngang hông lều. Nếu không các dây căng mái lều dễ bị nổ tung bật lên. Cửa lều phải xoay theo đúng chiều gió. Hoặc nếu gặp khó khăn, ta có thể cắm sao cho mái thật xuôi.
alt
Phía trước lều nhìn ra cảnh đẹp thiên nhiên, nơi diễn ra các sinh hoạt sôi nổi.
 Ngoài ra, với những trại lớn, số lượng người đông, ban tổ chức sẽ phân chia đất cho các tiểu trại cắm lều. Buộc lòng các cửa lều của các tiểu trại PHẢI HƯỚNG VỀ KHU TRUNG TÂM (gồm có lều chỉ huy, cột cờ và nơi đốt lửa trại).
Về phía ban tổ chức (hoặc trại trưởng), khi quyết định về hướng của lều, cần cân nhắc các yếu tố sau :
- Hướng của nắng nóng.
- Hướng gió chủ đạo
- Hướng tương đối so với trung tâm (cột cờ, lều chỉ huy và lửa trại ...)
 So với phần tiện nghi khác của trại, lều phải được đưa lên hàng đầu : đón hướng gió từ phía trước.
alt
c-  Mặt đất :
 Khi dựng lều xong, cửa lều bắt đầu được mở ra. Mặt đất phải khô ráo, phẳng, nếu hơi nghiêng thì càng tốt.
- Phải nhặt hết đất, gạch, rễ cây, cỏ, ngay cả những viên sỏi nhỏ nhất để khỏi làm hư bạt trải lều và đêm ngủ không bị đau lưng.
- Sau khi dọn dẹp phần đất trong lều xong, ta mới trải tấm bạc, đoạn lần lượt cho anh em xếp balô vào trong lều.
- Khi lều đã được dựng xong, công việc đầu tiên phải làm đó là : ĐÀO RÃNH( nhất là vào mùa mưa)
Rãnh đào sâu xuống khoảng 20 phân, rộng từ 15 đến 20 phân, thẳng ngay dưới mép giọt mái để nước tuôn từ mái lều rơi thẳng xuống rãnh.
alt
Đất còn dư sau khi đào rãnh nên đắp núp vào phía bờ trong hông của lều để tạo thành một cái đê con, như vậy ngăn bớt được nước tràn vào lều khi có mưa lớn. Mặt khác có thể chống được rét khi trời trở lạnh, thường khi trời lạnh khí lạnh hay lùa từ dưới thấp lên.
 Những mé lều phía trên dốc phải đào sâu hơn, còn những mé lều ở phía dưới dốc đào thấp để nước khỏi bắn vào lều (có khi khỏi cần phải đào). Hố chứa nước phải được đào ở nơi đất thấp (nơi nước sẽ chảy xuống). Nếu đất trại khá dốc thì chỉ cẩn đào 3 rãnh là đủ (một rãnh phía trên dốc và hai phía hai bên).
- Nếu đất trại không dốc và khó hút nước, nên đào 4 hố ở bốn góc lều dùng cho việc thoát nước.
NHƯNG NẾU ĐẤT TRẠI GẶP ĐẤT TRŨNG QUÁ THÌ SAO ?
 Đi cắm trại, nếu chỉ còn có một khoảng đất trống để cắm lều mà chỗ đất đó lại thấp hơn so với các nơi khác, rất có thể mưa lớn làm nơi đây ngập nước, chiếc lều của chúng ta sẽ giống như chiếc thuyền trôi bồng bềnh trên mặt nước. Bây giờ phải làm sao?
Ta chịu cực một chút xíu. Hãy làm giống như cách của những đồng bào miền Tây, chống đỡ lũ lụt tạm thời. Có nghĩa là khi đào hố nước của rãnh, tất cả lượng đất dư sẽ được tận dụng để vừa làm đê, vừa dùng để đắp vào bên trong nền của lều. Bạn sẽ có một nền lều cao hơn mặt đất xung quanh, nước mưa sẽ chảy xuống rãnh mà không tràn vào lều được.
d-  Thời tiết :
- Gió lớn hạ thấp mái lều để cản gió lùa vào lều và làm bật tung mái lều.
- Gió nhẹ nâng cao mái lều để đón gió tạo không khí thoải mái dễ chịu cho trại sinh.
- Mưa dựng mái lều dốc cao, đào rãnh để nước mưa chảy hết xuống mặt đất và che được hai bên đất trại không bị nước mưa chảy vào.
- Rét không đốt lửa trong lều dễ làm cho lều bị cháy, hư lều, gây ngạt thở. Hạ mái lều sát đất ngăn gió lạnh lùa vào.