Thành viên chính thức cửa Đội

Ngày Trung thu năm 2015.

Nhóm lô la

Ngày Trung thu năm 2015.

Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Tuyên ngôn độc lập

Theo điều 141 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Quốc kỳ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
http://www.chinhphu.vn/cttdtcp/vi/nuocchxhcnvn/thongtintonghop/img/quocky.gif
Quốc kỳ

Quốc huy 

Theo điều 142 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
http://www.chinhphu.vn/cttdtcp/vi/nuocchxhcnvn/thongtintonghop/img/quochuy.gif
 Quốc huy
Quốc ca 

Theo điều 142 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài "Tiến quân ca".


http://www.chinhphu.vn/cttdtcp/vi/nuocchxhcnvn/thongtintonghop/img/sheet.bmp
Tuyên ngôn độc lập 

 http://www.chinhphu.vn/cttdtcp/vi/nuocchxhcnvn/thongtintonghop/img/CThochiminh.gif
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba đình Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản "Tuyên ngôn độc lập" khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Nhà nước công - nông đầu tiên ở Đông Nam Á, với đồng bào cả nước và nhân dân thế giới.


Hỡi đồng bào cả nước,
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền  ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:

"Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.

Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.

Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.

Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.

Mùa thu năm 1940, phát-xít Nhật đến xâm lăng Đông - Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng trị đến Bắc kỳ hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.

Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc bỏ chạy hoặc đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng
đã bán nước ta hai lần cho Nhật.

Trước ngày mồng 9 tháng 3, biết bao lần Việt minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt minh hơn nữa.

Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.

Tuy vậy, đối với nước Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày mồng 9 tháng 3, Việt minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật, và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.

Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.

Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng, kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.

Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Tê-hê-răng và Cựu-kim-sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập !

Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
Hồ Chí Minh Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1976.

Download trò chơi hình phạt

Bấm Download nha các bạn!

NGƯỜI QUẢN TRÒ

     Biên soạn Huỳnh Toàn
    Trường Đoàn Lý Tự Trọng

I.    NGƯỜI QUẢN TRÒ LÀ AI ?
Quản trò là người điều hành, tổ chức trò chơi nhỏ. Quản trò là một vấn đề của khoa học và nghệ thuật. Khoa học ở chổ người quản trò phải có đủ khả năng để nắm bắt đối tượng để tác động 1 cách  tích cực đến người chơi tạo ra một giá trị định hướng về giáo dục trí tuệ, thể chất và tính cách của con người. Quản trò phải thấu hiểu giá trị mà trò chơi mang lại và nghiên cứu một cách sâu sắc những giá trị đó đối với đời sống sinh hoạt tập thể thanh niên. Nghệ thuật ở chổ biết khai thác các giá trị đó theo một tuần tự nhất định, phải tự rèn luyện hoàn thiện mình ở lĩnh vực chức năng, ở phong cách, ở các sống để có thể gần gũi, tác động đến đối tượng từ những trò chơi đa dạng, vừa sức với thanh niên. Chính vì thế, khi trò chơi diễn ra thành công hay thất bại phần lớn lệ thuộc vào tài năng, bản lĩnh khéo léo của người quản trò.

II.    NHỮNG ĐIỀU CẦN CÓ VÀ CẦN TRÁNH CỦA NGƯỜI QUẢN TRÒ
1.    Điều cần có của người quản trò :
1.1     Tính sư phạm : vì trò chơi cũng là hình thức giáo dục cho nên người quản trò phải biết qua trò chơi mà trang bị cho đối tượng mình điều gì, ngoài ra cón có tính công minh, biết thuyết phục mọi người, … qua từng cử chỉ, hành vi của mình, qua cách mời gọi người chơi.
1.2     Tính phán đoán và quan sát nhanh : để ứng xử kịp thời các tình huống để trò chơi diễn ra thành công.
1.3     Biết nhiều trò chơi, biết sáng tạo, sáng tác trò chơi.
1.4     Các đặc điểm khác : có giọng nói to, rõ, nói đủ lời, biết nói ngắn gọn, biết nói đùa, nói có duyên, … phải có tính hoà đồng, tự chủ, biết kiên nhẫn, nhanh nhạy, hoạt bát.
1.5     Hoạt động rèn luyện thường xuyên :
-    Phải biết tích lũy, sưu tầm các loại trò chơi nhỏ.
-    Tự tìm tòi sáng tạo trò chơi mới, thử nghiệm.
-    Tập nói chuyện trước tập thể, nhất là nói đùa.
-    Học và tích luỹ nhiều kiến thức ở mọi lĩnh cực ( lịch sử, văn hoá,địa lý …) hổ trợ lúc chơi.
-    Thường xuất hiện trước tập thể, xem tập thể là môi trường tốt nhất để nâng cao nghiệp vụ quản trò của mình.
-    Tự rút kinh nghiệm kịp thời qua mỗi trò chơi mà mình đã thực hiện.
2.    Điều cần tránh của người quản trò :
-    Trò chơi khi chơi phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, không nên làm ngược đặc điểm đó.
-    Phạt trong lúc chơi trò chơi nhỏ là cách nhắc nhở nhau đồng thời qua đó động viên người chơi cô gắng hơn nên hình phạt nhẹ nhàng, tế nhị … tránh trở thành nhục hình cho người chơi sai.
-    Lúc chơi mọi người đều bình đẳng trước luật chơi. Nên tránh hiện tượng thiên vị, hoặc cố tình bắt cho được 1 người nào đó vì ý định riêng của người quản trò.
-    Tránh không chơi những trò chơi nhỏ khi mình không đủ hoặc không vững kiến thức về nội dung đó ( TD : đường Nguyễn Văn Tèo ).
-    Tránh xem trò chơi nhỏ chỉ đơn thuần về mặt giải trí vì như thế có khi sẽ dẫn đến phản tác dụng của trò chơi, không lành mạnh, không trí tuệ.
-    Tránh mọi hiện tượng chê bai, xem thường các quản trò khác khi họ chơi không thành công. Cần có thái độ từ tốn, động viên khuyến khích để họ chơi tốt hơn. Luôn đoàn kết hổ trợ nhau trong hoạt động, đồng thời tích cực phát hiện thêm, bồi dưỡng thêm để ngày càng có nhiều quản trò vì phong trào Đoàn, phong trào thnah niên của chúng ta.

III.    BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG
Trong thực tế, để làm một quản trò dễ thương, một quản trò tài giỏi, trước hết bạn phải có tâm hồn cởi mở một ý thức sâu sắc, một bản lĩnh vững vàng và một tài năng đa dạng.
1/ Tâm hồn cở mở: Để dễ dàng đón nhận và đóng góp khả năng của mình với mọi người cho cuộc vui chung cho bầu không khí tập thể thêm đậm đà gắn bó.
2/ Ý thức sâu sắc: Để biết làm, biết nói sao cho đúng lúc, đúng nơi, đúng đối tượng để từng chút một nâng cao tính cách giáo dục sâu xa cho tập thể và cá nhân .
3/ Bản lĩnh vững vàng: Để biến bao nhanh nhẹn, thành công không kiêu, thất bại không nản và sẵn sàng ra đi nhường bước cho người khác mà không mặc cảm.
4/ Tài năng đa dạng : Để không gì mà không có thể được tận dụng nhằm biến thành trò chơi. Biết tất cả các lĩnh vực để khai thác, biết ăn nói dõng dạt, cư xử hài hoà, đủ cả sở trường sở đoản biến thành người kể chuyện, đệm đàn, tập hát, tập múa, người đóng kịch, người chịu trách nhiệm cuối cùng khi có tâm sự mà không còn ai giải quyết.
Vâng ! anh quản trò không là anh hề, một người láo cá, lém mồm, lắm miệng và lắm thủ đoạn tài vặt. Anh quản trò là người có trình độ và thiện trí, có thể làm chủ cả một tập thể từ ít người đến ngàn người trong thời gian ngắn hay dài mà kết quả là phần thưởng tinh thần tự người ấy cảm nhận mà thôi .
Quản trò phải luôn tự học hỏi, tự rèn luyện, thực hành thường xuyên, luôn trong tư thế sẳn sàng
5/ Rèn luyện giọng nói to dõng dạt: Trình bày trò chơi, hướng dẫn luật chơi với ngôn ngữ ngắn gọn dễ hiểu. Khi làm trọng tài phải công bằng nghiêm trang mà vẫn vui vẻ, khuôn mặt tươi tỉnh, cởi mở nhìn bao quát toàn bộ. Tránh lộ vẻ nóng nảy sót ruột hoặc nản lòng bên ngoài. Mệnh lệnh dứt khoát nhưng không nạt nộ, ra lệnh gây gắt.
6/ Cử chỉ và dáng điệu gần gũi: Gây thiện cảm, tạo được chú ý, mới xuất hiện đã làm cho tập thể vui nhộn lên, để tương tác giao kết mọi người với nhau. Làm quản trò hay trọng tài mà dường như ở cùng một phía với người chơi.
7/ Bạn sẽ nghĩ gì nếu bạn hay thở hổn hển, nói đứt quản không chơi màu nổi, sức khỏe và sự dẻo dai về thể lực của bạn sẽ góp phần động viên tập thể trong các cuộc chơi đòi hỏi nhiều thể lực. Sự nhanh nhẹn và tháo vác của họ trong khi sử lý các tình huống trong các kỹ năng hoạt động khác “ Vẽ, đàn, hát, chơi thể thao…” .
Có thể khẳng định quản trò là một nghề giáo dục, đặc biệt là đối với Thanh Thiếu Niên. Bạn có thể từ việc bắt chước, nhưng sau đó phải nghiên cứu, tìm học ở bậc thầy, ở bạn bè, nâng thành hệ thống lý luận, trở thành kiến thức của riêng mình rồi đem nó ra phục vụ lại cho lại cho mọi người, làm cho mọi người nhận ra một cách khéo léo các giá trị mà trò chơi đem lại.
Xuất hiện thường xuyên ở các cuộc chơi, mang theo quyển sổ tay, cây viết để học trò chơi mới, tích lũy những kinh nghiệm, tự mình chế biến sáng tạo ra trò chơi, để mỗi lần xuất hiện là hứa hẹn một trò chơi lý thú, hấp dẫn, có duyên, có ý nghĩa, đáp ứng tốt nhu cầu. Kết thân và rủ bạn cùng sưu tầm trò chơi, tạo ra một quỹ “ Tín dụng ngân hàng” trò chơi cho phong phú.
8/ Quản trò thường xuyên trao đổi và rút kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, xin nêu ra một số vấn đề sau đây để cùng tham khảo:
+ Số lượng ngừơi chơi :
-Ít người: đòi hỏi trò chơi có trình độ cao, phải quan sát, suy luận và có sự khéo léo dẻo dai.
-Trò chới có đông người thì càng đơn giản, nhiều động tác tại chổ, di chuyển ít, những trò chơi mang tính bắt chước, làm băng reo.
    + Đối tượng người chơi:
-    Những tập thể có đội ngũ, có kỹ luật cần đưa ra trò chơi mới lạ, càng lúc càng khó hơn nhiều thử thách và trắc trở.
-    Những tập thể mới, tập hợp đột xuất nên đưa ra trò chơi đơn giản, bắt chước bài hát ngắn dễ học kèm theo động tác.
-    Nếu có người lớn và trẻ em thì dùng trò chơi dễ hiểu dễ chơi, không cần vận động nhiều, có tính duyên dáng, ý niệm, gây cảm tình, tạo sự hòa đồng trẻ trung  đố danh nhân theo vần, đi du khảo tại chổ, hát theo chủ đề”.
+ Trình độ người chơi:
-    Tập thể chưa quen, cần có trò chơi, phá vở sự ngại ngùng nam nữ. Người quản trò thường xuyên khích lệ họ hướng dẫn trò chơi cặn kẽ. Không nên chơi quá lâu, quá nhiều, dễ gây nhàm chán “ Trò chơi đoàn kết, trò chơi đoán tên, gọi tên ….”
-    Tập thể quen sinh hoạt trò chơi nâng lên về cường độ hoặc sáng tạo hơn những gì mà họ quen thuộc “ Đoàn kết được chuyển thành kết thân, tựa lưng chụm đầu, tựa vai….”
+ Về bầu không không tập thể:
-    Cần đánh giá ngay không khí của tập thể lúc chuẩn bị vào cuộc  chơi. Họ đang thờ ơ, hay thích thú ? Họ đang thụ động hay đang phấn khởi? Để đưa trò chơi cho thích hợp .
-    Nếu tập thể đã ngồi lâu, hội thảo tranh luận căng thẳng, thì trò chơi phải hoạt náo. Nếu họ đang vận động nhiều thì chuyển sang trò lắng đọng đi vào chiều sâu.
9/ Tóm lại : Điều cần lưu ý cho một quản trò .
    A/  Giới thiệu tên trò chơi
    B/ Yêu cầu mục đích trò chơi, đối tượng.
    C/ Số người chơi: Tùy theo tính tình, lứa tuổi.
    D/ Chuẩn bị dụng cụ: lo trước, linh hoạt sáng tạo.
    E/ Chuẩn bị chổ chơi .
        + Cách sắp xếp theo sự chỉ dẫn .
        + Không theo máy móc .
    F/ Chỉ dẫn người chơi.
        + Dùng ngôn ngữ đơn giản, xen kẽ động tác mẫu để diễn đạt cách chơi giúp người chơi hiểu đúng và làm nhanh hơn .
        + Phổ biến cách tính điểm cách phân biệt thắng thua, giúp và tạo hứng thú cho người chơi cố gắng phấn đấu .
    G/  Điều cần lưu ý: Cần phân tích chi tiết để ngăn ngừa sai phạm và hành vi xấu.

IV.     KẾT LUẬN
Để kết thúc tôi xin nói .
    1/ Vai trò của người quản trò tốt giống như vai trò của một nhạc trưởng, hiểu rõ mỗi nhịp trong mỗi bản nhạc và tài nghệ cũng là thiếu sót của các nhạc công, sẽ thực hiện được một bản hòa tấu du dương.
2/ Trò chơi có giá trị đích thực của nó, nhiều người qủan trò cho rằng chơi cho vui, cho có không khí, cho nên nhiều lúc đã thiếu nghiên cứu, thiếu đầu tư xây dựng một kế hoạch cho tập thể mình. Mỗi ngày trò chơi phải nâng cấp hơn, đi vào chiều sâu của tâm hồn, góp phần cải biến tư chất của con người. Chơi đâu chỉ có chơi và nói theo Tú Xương “ Nghề chơi cũng lắm công phu “
3/ Tổ chức thực hiện một trò chơi: Đạt hiệu quả giáo dục đảm bảo an toàn, đoàn kết, gây hứng thú cho thật sự cho người tham dự nhiều khi còn khó hơn kể một câu chuyện hấp dẫn hoặc lên lớp hay giảng bài: Vì thế người cán bộ đoàn muốn đạt được hiệu quả cao nhất, phải có tấm lòng nhiệt tình, có sự hiểu biết về tâm sinh lý từng lứa tuổi, phải không ngừng học tập, rèn luyện và trao dồi nghệ thuật sử dụng trò chơi làm công cụ giáo dục trong sự nghiệp “ Trồng người” cho Tổ Quốc .

GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRÒ CHƠI THÔNG DỤNG

     Biên soạn Huỳnh Toàn
Trường Đoàn Lý Tự Trọng

1.    HỘI THI HOA KIỂNG :
-    Mục đích : kiến thức am hiểu về hoa
-    Số lượng người tham gia : 30 người trở lên, chia thành 2 đội
-    Tổ chức : 1 người vừa là trọng tài, vừa là người tổ chức trò chơi
-    Địa điểm : trong phòng
 Cách chơi : trọng tài chia số người là 2 nhóm (A, B), mỗi nhóm cử ra 1 đội trưởng. Khi có chỉ định của trọng tài, mỗi đội phải thống nhất tên 1 loài hoa và đồng loạt hô tên hoa đó.
TD:  - 1 từ gồm : Hồng - Lan – Đào – Cúc …
-    2 từ gồm : Màu gà – Thiên lý – Lay ơn – Cẩm chướng …
-    3 từ gồm : Lêkima – Mãn đình hồng …
Nếu đội nào không tìm ra tên hoa (trọng tài đếm từ 1 – 10) là thua, tương tự có cách chơi khác như : hoa bắt đầu bằng chữ H, B, T …


2.    LIÊN KHÚC ĐẦU VÀ ĐUÔI :
-    Điều kiện chơi : như trò chơi “ Hội thi hoa kiểng”, thay vì gọi tên hoa thì 2 đội cùng thi hát.
 Cách chơi : đội A ca lên 1 câu trong bài hát bất kỳ, khi kết thúc từ nào ở cuối câu từ đó phải là từ đầu câu của đội B
TD: Đội A hát : Thanh niên ta sẵn sàng vì ngày mai xây dựng tổ quốc yên vui …
        Đội B phải hát : Vui đã nhiều rồi bay giờ mình chia tay …
 Quy định : đội nào tới lượt mình mà không tìm được câu hát (trọng tài đếm từ một đến mười) là thua. Tương tự có cách chơi hát bài hát có chữ: Hoa, Xuân, Mưa…

3.    NHÀ BÁO TÌM DŨNG SĨ :
-    Mục đích : tạo mối thân thiết giữa những thành viên mới.
-     Số lượng người tham gia :từ 10 đến 30 người, không chia đội
-    Tổ chức :1 người vừa là trọng tài
-    Địa điểm : trong phòng
 Cách chơi :trọng tài chỉ định một thành viên làm nhà báo sau đó mời nhà báo ra khỏi phòng (nhà báo không được nhìn vào phòng) -tiếp tục trọng tài chỉ định một người làm dũng sĩ (mời dũng sĩ đứng lên cho mọi người ngắm dung nhan), sau đó mời dũng sĩ ngồi xuống và mời nhà báo vào phòng. Nhà báo có nhiệm vụ tìm ra dũng sĩ bằng 3 đến 5 câu hỏi tuỳ quy định.
TD:-Dũng sĩ là nam phải không?
      -Dũng sĩ có mang kiếng phải không?
      (Nếu là đúng thì tất cả vỗ tay- nếu không đúng thì cười hoặc lắc đầu) 
 Lưu ý: trọng tài phải biết hạn chế câu hỏi của nhà báo, biết đồng ý hay không đồng ý với câu hỏi của nhà báo
- Sau 5 câu hỏi nhà báo phải chỉ ra dũng sĩ nếu không tất cả sẽ đếm từ 1 đến 10 và nhà báo thua (phải chịu hình phạt của tập thể đề ra: múa,hát…)
-Nếu nhà báo chỉ ra dũng sĩ thì dũng sĩ phải vào vị trí nhà báo và cuộc chơi lại tiến hành lại từ đầu.
Tương tự có thể tìm bạn thân, người yêu, kẻ gian…

4.    TÌM NGHỀ NGHIỆP :
-    Mục đích : tạo sự hài hước, suy đoán nhanh
-    Số lượng người tham gia :10 người đến 30 người,chia thành 2-3 đội
-    Tổ chức :1 quản tro (trọng tài)
-    Địa điểm : trong phòng
-    Vật dụng: viết + nhiều miếng giấy trắng nhỏ
 Cách chơi : chia người chơi thành 2-3 đội nhóm, trọng tài ghi một nghề vào miếng giấy (nhiều nghề nhiều miếng giấy). Mỗi đội cử 2 người (thứ tự) lên bốc thăm – trúng nghề nào thì phải diễn tả nghề đó cho đồng đội nêu đáp án (vận động viên lên sân khấu chỉ được diễn tả bằng hình thể, không được nói). Sau 30 giây đội đó không trả lời đúng thì các đội khác có quyền trả lời – nếu đúng là đội đó thắng, còn đội kia sẽ thua.
Trò chơi diễn ra cho từng đội một, mỗi đội chỉ được trả lời 5 lần, người lên bốc thăm, xem xong phải trả giấy thăm lại cho trọng tài. Khi trả lời áp dụng luật đếm nốc ao(1-10) (có thể dùng khăn bịt miệng người trả lời cho khách quan)

5.    HƯỚNG VỀ MIỀN TÂY :
-    Mục đích : rèn kỹ năng hát hò
-    Số lượng người tham gia :mỗi lần chơi từ 10 -15 người…
-    Tổ chức :1-2 quản trò
-    Địa điểm :trong hội trường
-    Vật dụng:1 đồng hồ bấm số
 Cách chơi :để tạo sự bất ngờ, hấp dẫn cho người chơi nên: mời đại diện mỗi đội lên sân khấu sau đó mời công bố trò chơi (không phân biệt nam nữ). Tất cả đứng dàn hàng ngang trên sân khấu thi hò dài hơi nhất hoặc xuống một câu vọng cổ, thứ tự từng người một. Người nào hò hay, dài hơi nhất sẽ thắng. Nếu có số thời gian bằng nhau thì tổ chức thi đấu vòng loại (có thể chấm giải cá nhân và tập thể có số giây nhiều nhất).
 Ghi chú: 1 quản trò chỉ định thứ tự người chơi vừa làm hoạt náo – đồng thời cử một người trọng tài bấm giờ và ghi kết quả.

6.    PHẢN XẠ NHANH :
-    Mục đích : tạo sự nhanh nhạy, phản xạ
-    Số lượng người tham gia :cả tập thể
-    Tổ chức :1 quản trò
-    Địa điểm :trong phòng
 Cách chơi : người quản trò phổ biến trò chơi gồm 3 động tác: vỗ tay,đứng lên, ngồi xuống. Khi quản trò hô vỗ tay thì tất cả hô vỗ tay và làm theo vỗ tay một cái …với động tác đứng lên, ngồi xuống cũng vậy … sau khi đã chơi thử, người quản trò phổ biến lại trò chơi (khó hơn): quản trò hô vỗ tay thì tất cả nói vỗ tay nhưng động tác thì đứng lên – khi quản trò hô đứng lên thì tất cả nói đứng lên nhưng động tác thì ngồi xuống – người quản trò hô ngồi xuống thì tất cả nói ngồi xuống nhưng động tác thì đứng lên … Cứ thế trò chơi tiếp tục – ai làm sai sẽ bị mời ra và chịu hình phạt do người quản trò áp dụng
7.    SUY LUẬN :
-    Mục đích : phát huy trí tưởng tượng, sự suy luận và tinh thần đồng đội
-    Số lượng người tham gia :20 người đến 30 người chia làm 2 đội
-    Tổ chức :1 quản trò
-    Địa điểm :trong phòng, trên xe
 Cách chơi :người quản trò chia số người chơi thành 2 đội (A và B), đồng thời chỉ định đội nào sẽ chơi trước
Đội A (được chỉ định trước) cử 1 người lên giao đáp án cho trọng tài (người quản trò): “chúng tôi sẽ đối đội B về con gà” – sau đó đội A quay sang đội B kể một vài đặc điểm (giới hạn là 5 đặc điểm)
TD: Đố con gà – Nó là vật nuôi, nó có lông, nó có đuôi,…
Bên A kể ra 5 đặc điểm xong, sau 30 giây bên B phải trả lời (cử 1 người đại diện) và chỉ được trả lời 3 lần (tuỳ quy định). Nếu không đúng là thua.
 Chú ý: chỉ lấy thông tin từ người đại diện, tránh tình trạng lộn xộn.

8.    CỬ ĐẠI DIỆN :
-    Mục đích : như trò chơi “Suy luận”
 Cách chơi :đội A cử đại diện của mình sang đội B lấy thông tin, sau đó về truyền lại thông tin cho đội mình bằng diễn đạt động tác cho mọi người hiểu (không được nói)
TD: đội B cho thông tin người đại diện đội A là:”chúng tôi cần một chiếc nón” – sau đó người đại diện sẽ diễn tả bằng hành động, động tác cho đội nhà đoán nội dung, sau 2 lần đội A phải nêu được thông tin (cho phép nói 2 lần) – nếu không nói được là thua
 Chú Ý: nếu đội nào thua phải chịu hình phạt chung cho cả đội

9.    CÂY SEN :
-    Mục đích : rèn luyện phản ứng nhanh
-    Số lượng người tham gia :20-30 người, không chia đội
-    Tổ chức :1 quản trò
-    Địa điểm :trong phòng
 Cách chơi :người quản trò hô: “nụ sen” người chơi úp 2 lòng bàn tay lai tạo nụ sen. Người quản trò hô: “Hoa sen” – người chơi xoè 2 lòng bàn tay tạo dáng cong như bông hoa sen. Người quản trò hô: “Lá sen” – người chơi xoè thẳng bàn tay tao thành lá sen. Người quản trò hô: “Trái sen” – người chơi úp 2 bàn tay lại tạo thành hình trái…
Khi tất cả mọi người đã hiểu cách chơi, làm quen tay thì người quản trò quy định “làm theo lời nói của tôi chứ không làm theo hành động của tôi” – sau đó cuộc chơi diễn ra theo sự dẫn dắt của người quản trò (lời nói làm ngược động tác)
 Chú ý : người quản trò tinh mắt bắt phạt những người làm sai động tác để tạo không khí hấp dẫn, lôi cuốn. Tương tự có thể chuyển thành nụ hoa, thì thụt, nắm mở.

10.     NẾU - THÌ :
-    Mục đích :tạo không khí vui tươi, thân mật
-    Số lượng người tham gia :không hạn chế, chia 2 đội nam và nữ
-    Tổ chức :1 quản trò điều khiển
-    Địa điểm : chơi trong phòng học
 Cách chơi :nam, nữ ngồi riêng biệt, mỗi người trang bị một miếng giấy nhỏ. Quy định cho bên nam ghi vào giấy bắt đầu bằng chữ “Nếu” – còn bên nữ bắt đầu bằng chữ “Thì”. Sau 3 phút lần lượt mời một bạn nam lên đọc câu của mình sau đó mời bạn nữ tiếp tục đọc câu của mình … Trò chơi tiếp tục, hướng dẫn làm sao tất cả lần lượt tự giác đứng lên đọc câu của mình (như một trò chơi hát đối đáp), câu nào có ý nghĩa thì vỗ tay tán thưởng hoặc tặng quà lưu niệm.

11.     TRÒ CHƠI ĐOÀN KẾT :
-    Mục đích : rèn cho người chơi tính nhanh nhạy, tạo sự đoàn kết trong tập thể
-    Số lượng người tham gia :từ 10 người trở lên
-    Tổ chức :1 quản trò
-    Địa điểm : ngoài trời
-    Thời gian: từ 5-7 phút
 Cách chơi :tập thể kết thành một vòng tròn, người quản trò hô to”Đoàn kết – Đoàn kết”, tập thể hỏi “Kết mấy – Kết Mấy?”. Người quản trò đáp “Kết 2, kết 3,4, …” tuỳ theo ý muốn của người quản trò. Người quản trò có thể sáng tạo thêm nhiều kiểu như: kết 1 nam 1 nữ, kết theo màu áo…
Theo sau từ “Đoàn Kết” là một con số. Tập thể sẽ giải tán và đứng theo từng nhóm đúng yêu cầu của người quản trò, nhóm nào không đủ số người theo yêu cầu của quản trò thì nhóm đó vi phạm luật chơi và sẽ bị phạt

12.     SÓNG BIỂN :
-    Mục đích : tạo sự đoàn kết vui tươi sôi nổi trong tập thể
-    Số lượng người tham gia :từ 20 người trở lên
-    Tổ chức :1 quản trò
-    Địa điểm :ngoài trời
-    Thời gian:từ 5-7 phút
 Cách chơi :Tập thể kết thành một vòng tròn, mọi người đều choàng tay ra phía sau lưng của 2 người đứng bên cạnh. Tay người thứ nhất nắm lấy tay người thứ 3, cứ như thế cả vòng tròn sẽ nắm tay thật chặt với nhau (hoặc tất cả mọi người đều để cả 2 tay chống hông và tay người này được ngoắc nối với tay người kia). Khi quản trò nói (sóng biển:2 lần) thì tập thể đáp (rì rào:2 lần) đồng thời cả tập thể làm động tác thân người lắc nhẹ 2 bên. Người quản trò có thể điều khiển cho sóng vỗ qua trái, qua phải, phía trước, sau lưng và cả tập thể sẽ thực hiện theo sự điều khiển của quản trò (khi vỗ qua trái thì cả tập thể nghiêng người qua trái và cứ như thế thực hiện tương tự qua phải, phía trước và sau lưng)
Tất cả tập thể phải giữ tay thật chặt với nhau, ai giữ tay không chặt thì người đó sẽ bị ngã và vi phạm luật chơi  


13.    LÀM THEO NGƯỜI NÔNG DÂN :
-    Mục đích : rèn tính dẻo dai,bền bĩ đối với người chơi
-    Số lượng người tham gia :từ 20 người trở lên
-    Tổ chức :1 quản trò
-    Địa điểm :ngoài trời
-    Thời gian:từ 5-7 phút
 Cách chơi :Tập thể kết thành một vòng tròn, tay mọi người ngoắc lại với nhau như trò chơi”sóng biển”, nhưng lúc này cả vòng tròn đều ngồi xổm xuống đất. Người quản trò hô “Người nông dân, gieo mạ –tưới nước – bón phân – cây nảy mầm – nảy mầm – cây lớn – cây ra một cành – ra một nụ … cây lung lay trước gió, cây lung lay trước bão – cây ngã” từ động tác cây nảy mầm hướng cho tập thể từ từ nhổm lên, khi cây ra một cành thì tập thể đưa một chân ra phía trước,cây lung lây trước gió thì tập thể lắc qua lắc lai,đến khi cây ngã thì tập thể đều phải ngã xuống
Tập thể đồng nói và làm theo quản trò, các động tác phải được làm thật chậm để tạo sự chịu đựng dẻo dai của tập thể, cá nhân nào không chịu đựng được bị ngã xuống xem như vi phạm luật chơi
14.    TA LÀ VUA :
-    Mục đích : rèn luyện cho người chơi các ứng xử linh hoạt
-    Số lượng người tham gia : từ 20 người trở lên
-    Tổ chức : 1 quản trò
-    Địa điểm : ngoài trời
-    Thời gian : 5 – 7 phút
 Cách chơi : tập thể kết thành vòng tròn, khi người quản trò hô “ta là vua” thì cả tập thể đáp “muôn tâu bệ hạ” và người phải cúi xuống để làm sao cho đầu của mình thấp hơn đầu của nhà vua. Hoặc ngược lại, người quản trò nói “ Muôn tâu bệ hạ” thì cả tập thể đáp lại “ ta là vua”. Có thể người quản trò chỉ bất kỳ một người nào hỏi “Ngươi là ai ?” thì người đó phải đáp “ ta là vua” lúc này 2 người 2 bên phải cúi xuống “ muôn tâu bệ hạ”. Để trò chơi được hấp dẫn, người quản trò chỉ định có thể đứng ngồi khom người xuống để 2 người 2 bên thấp hơn mình.
Đầu của mọi người luôn luôn thấp hơn đầu của nhà vua, nếu ai cao hơn đầu của nhà vua xem như mình đã phạm luật chơi và bị phạt.
15.     BẮN SÚNG :
Phỏng theo trò chơi “ ta là vua”
 Cách chơi : tương tự như các chơi “ta là vua”, khi quản trò hô “ bắn” cả vòng tròn hô “đùng”. Hoặc khi quản trò hô “đùng” thì cả vòng tròn hô “bắn”. Sau khi chơi thử cho quen, quản trò có thể chuyển qua chơi với từng cá nhân trong vòng tròn. Tức đến trước mặt bất kỳ người nào trong vòng tròn, quản trò hô “bắn” người đó phải đáp “đùng” và ngược lại. Ai hô sai sẽ bị phạt.
    Tương tự ta có thể nâng cao trò chơi bằng cách thêm 1 động tác nữa:
TD: Quản trò hô “bắn” người chơi đáp “đùng”.
        Quản trò hô “đùng” người chơi đáp “Á”.
        Quản trò hô “á” người chơi đáp “bắn”.
16.     CHANH CHUA CUA KẸP :
-    Mục đích : luyện sự nhanh nhạy hoạt bát đối với người chơi
-    Số lượng người tham gia : từ 20 người trở lên
-    Tổ chức : 1 quản trò
-    Địa điểm : ngoài trời
-    Thời gian : từ 3 – 5 phút
 Cách chơi : tập thể kết thành 1 vòng tròn, người chơi dang 2 tay ra, tay phải để lòng bàn tay ngửa, tay trái các ngón tay chụm lại đặt lên lòng bàn tay ngửa của người bên cạnh. Khi quản trò hô “ Chanh” – tập thể hô “ chua”, khi người quản trò hô “ Cua” – tập thể đáp “kẹp” đồng thời với tiếng “kẹp” tay phải của mọi người phải nhanh chóng nắm lại thật nhanh sao cho bắt được tay trái của người bên cạnh mình và đồng thời cũng rụt tay trái về không để bị người bên cạnh kẹp mình. Để trò chơi thêm hấp dẫn, người quản trò có thể quy định thêm một số từ như : “ đường – ngọt”, “muối – mặn”, “ gừng – cay” …
    Nếu người nào đáp và thực hiện sai theo tiếng hô của người quản trò thì xem như người đó bị phạt và người nào tay trái của mình bị tay phải của người bên cạnh nắm được thì người đó cũng bị xử phạt.
17.     ĐẾM SỐ :
-    Mục đích : rèn luyện trí nhớ cho người chơi
-    Số lượng người tham gia : từ 20 người trở lên
-    Tổ chức :1 quản trò
-    Địa điểm :ngoài trời
-    Thời gian : từ 5 – 7 phút
 Cách chơi : tập thể kết thành 1 vòng tròn chỉ định bất kỳ người nào trong tập thể, người bị chỉ định sẽ bắt đầu đếm số đầu tiên là 1 đồng thời có thể vỗ vào người bên phải hay bên trái của mình, người bị vỗ lúc này sẽ đếm số thứ tự tiếp theo, và tiếp tục đếm số thứ tự như thế, nhưng người ở số thứ 3 không được đếm “ba” mà phải đếm là “má”, tương tự người thứ “năm” đến thành “tháng” , … “chín” đếm bằng “sống” …
    Tất cả phải được đếm liên tục và nhanh, không được ngập ngừng. Nếu ai đếm lộn “má” bằng “ba”, “tháng” bằng “năm”, … thì xem như phạm luật chơi.
18.     QUÂN TA – XÔNG PHA :
-    Mục đích : tạo sự vui nhộn, sôi nổi trong tập thể.
-    Số lượng người tham gia : từ 20 người trở lên.
-    Tổ chức : 1 quản trò
-    Địa điểm : ngoài trời
-    Thời gian : 3 – 5 phút
 Cách chơi : quản trò hướng dẫn cho tập thể hát bài hát sau : “ Nào đoàn ta tiến, hăng hái theo bước anh hùng. Liều mình xông pha, băng mình cào chốn đạn tên”. Tập thể hát theo quản trò
     Khi quản trò hô “Quân ta”.
    Tập thể đáp “Xông pha” mỗi lần đáp phải giơ cao 1 cánh tay.
    Tập thể lần lượt hô theo người quản trò :
-    Lần hát thứ 1 : “một cánh tay”
-    Lần hát thứ 2 : “ một cánh tay + 1 chân”
-    Lần hát thứ 3 : “ hai tay + 1 chân”
-    Lần hát thứ 4 : “ hai tay + 2 chân” …
Ai là động tác sai là vi phạm luật chơi.
19.     TRỐNG TRƯỜNG :
-    Mục đích : tạo sự đoàn kết thân mật trong tập thể.
-    Số lượng người tham gia : từ 20 người trở lên.
-    Tổ chức : 1 quản trò
-    Địa điểm : ngoài trời
-    Thời gian : 3 – 5 phút
 Cách chơi : tập thể vừa đi theo vòng tròn vừa hát “ Trống trường thì có trống da, trống chúng mình thì có trống lưng, đùng – đùng – đùng”, khi tới đoạn 3 tiếng “đùng” sau thì 2 tay đấm lưng cho người phía trước và tiế tục hát tiếp “ghế trường thì có 4 chân, ghế chúng mình thì có 2 chân - ta ngồi”, tới đoạn “ta ngồi” thì mọi người đều ngồi lên 2 chân của người phía sau mình.
    Nếu ai không có ghế ngồi và ghế mình không có ai ngồi thì bị xử phạt.
20.     NHẢY CÓC :
-    Mục đích : tạo sự đoàn kết thân mật trong tập thể.
-    Số lượng người tham gia : từ 20 người trở lên.
-    Tổ chức : 1 quản trò
-    Địa điểm : ngoài trời
-    Thời gian : 3 – 5 phút
 Cách chơi : tập thể đứng thành vòng tròn, 2 tay vịn vào eo người phía trước vừa nhảy vừa di chuyển vừa hát “ Ra đây mà xem con gì nó ngồi … đó là con cóc – con cóc – con cóc” khi tới đoạn con cóc lần 2 thì mọi người buông tay ra đồng thời nhảy xoay người lại 180 độ và vịn vào người phía trước mình.
    Nếu ai xoay người không kịp theo bài hát sẽ bị xử phạt.

Quy trình tổ chức trò chơi

1.     Ổn định
Để tập trung sự chú ý của vòng tròn (người tham gia chơi), người quản trò cần tạo sự tập trung, ổn định bằng hai yếu tố : tiếng động (thường gặp) và hình dáng.
Tiếng động : Cho vòng tròn hát, một trò chơi băng reo hoặc trò chơi phản xạ từ thấp lên cao.
Hình dáng : Người quản trò bước ra vòng tròn với dáng điệu ngộ nghĩnh, duyên dáng cũng tạo sự thu hút chú ý của vòng tròn.
 
2.     Giới thiệu trò chơi
Có thể lồng trò chơi vào các câu chuyện cổ tích, chuyện vui để tạo sự háo hức, hứng thú. Tuy nhiên cần ngắn gọn và hấp dẫn.

3.     Hướng dẫn cách chơi – luật chơi
Tuỳ theo mỗi trò chơi mà quản trò linh động hướng dẫn. Có những trò chơi phức tạp cần hướng dẫn đầy đủ trước rồi mới chơi, nhưng cũng có những trò chơi đơn giản thì có thể chơi ngay, vừa chơi thử vừa giải thích, làm sao cho dễ hiểu, dễ nắm mới thu hút người chơi.

4.     Chơi thử
Rất quan trọng nhưng cần lưu ý :
-         Nếu thử nhiều : khi chơi thật sẽ nhàm chán.
-         Nếu không chơi thử hoặc chơi thử quá ít thì người chơi chưa nắm được cách chơi sẽ gây khó khăn cho người quản trò khi hướng dẫn chơi.
 
5.     Chơi
- Khi chơi người quản trò nên cùng chơi với vòng tròn để tránh khoảng cách và động viên khích lệ người chơi cần trọng tài.
- Khi chơi người quản trò phải quan sát ngưòi chơi (vòng tròn) nhất là khi chơi với trẻ em để biết được thái độ, cử chỉ, phong cách … từ đó giáo dục điều chỉnh phong cách của mình (quản trò).
- Trong quá trình chơi, quản trò có thể chuyển hướng khác với dự kiến ban đầu một ít thì người quản trò nên linh động khéo léo dẫn dắt. Đừng quá nguyên tắc, cứng ngắt làm mất vui, mất không khí sinh hoạt.
- Người quản trò phải công bằng xử lý tình huống một cách khách quan, không thiên vị, không quá dễ dãi.
- Tác phong ngưòi quản trò phải chuẩn mực, ngôn ngữ phải sư phạm không thô thiển, phong cách vui tươi, dí dỏm, duyên dáng.
- Trò chơi hình phạt :  Hãy quan niệm hình phạt là một trò chơi nhỏ, đừng nên bắt ép quá đáng mà nên khuyến khích động viên người bị phạt tham gia.

 6.     Ngừng đúng lúc
Cần phải biết lúc nào ngừng trò chơi (do kinh nghiệm quan sát, kinh nghiệm chơi). Đảm bảo sức khỏe cho người chơi, tạo sự luyến tiếc cho lần chơi sau. Đừng để người chơi nhàm chán, than mệt và ngán chơi.

² Lưu ý :
Trước khi tổ chức thực hiện các trò chơi, cần nắm lại đầy đủ tình hình các đối tượng dự chơi (những ai đau yếu, mệt mỏi, thiếu vắng …) nơi chơi (có gì thay đổi đột xuất), dụng cụ mang theo (đủ, thiếu, tốt, hư hỏng …)

Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam

Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam. Về danh nghĩa, đây là tổ chức thanh niên lớn nhất tại Việt Nam, quy tụ nhiều tổ chức thanh niên thành viên, bao gồm cả Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Tổ chức
  • 3 Các kỳ đại hội toàn quốc
  • 4 Chính khách xuất thân từ lãnh đạo Hội
    • 4.1 Từ vị trí Chủ tịch
    • 4.2 Các vị trí lãnh đạo khác
  • 5 Xem thêm
  • 6 Tham khảo

Lịch sử

Công tác vận động thanh niên đã được những người Cộng sản Việt Nam chú trọng ngay từ trước khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính với tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, những người Cộng sản Việt Nam có một nguồn bổ sung cán bộ trẻ, năng động, là nòng cốt để hình thành nên Đảng Cộng sản.
Ngày 26 tháng 3 năm 1931, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 2 tại Rạch Giá, Trung ương Đảng đã dành một phần quan trọng để bàn về công tác thanh niên và đi đến quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách các vấn đề liên quan tới thanh niên (sau gọi là công tác Đoàn) trong các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương. Tổ chức Đoàn nhanh chóng phát triển làm nòng cốt cho Đảng, thậm chí, trong một số giai đoạn đã thay mặt Đảng hoạt động công khai tập hợp quần chúng.
Nếu như lực lượng Đoàn Thanh niên Cứu quốc là một thành phần của Việt Minh tham gia Tổng khởi nghĩa ở miền Bắc, thì tại miền Trung và miền Nam, do điều kiện tổ chức Đảng bị tan vỡ và bất đồng, các cán bộ Cộng sản miền Nam đã tận dụng cơ hội, cài cán bộ lãnh đạo để nắm tổ chức Thanh niên Tiền phong, từ đó phát triển nhanh chóng lực lượng để tham gia Tổng khởi nghĩa.
Sau Cách mạng tháng 8, theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ CHí Minh, tháng 6 năm 1946, Tổng Đoàn Thanh niên Việt Nam ra đời. Ông Dương Đức Hiền được cử làm Tổng đoàn trưởng. Đầu năm 1947, đổi thành Liên đoàn Thanh niên Việt Nam. Năm 1948, ông Hoàng Minh Chính được cử làm Tổng đoàn trưởng Liên đoàn Thanh niên Việt Nam.
Để mở rộng và huy động mạnh mẽ lực lượng thanh niên, ngày 7 tháng 2 năm 1950, trong Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ I tại Việt Bắc, Bí thứ Trung ương Đoàn Nguyễn Lam đã đọc báo cáo chính trị “Chiến đấu và xây dựng tương lai”, theo đó xác định nhiệm vụ thống nhất lực lượng thanh niên trong cả nước. Ngày 25 tháng 2 năm 1950, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Liên đoàn Thanh niên Việt Nam được tổ chức tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, với lực lượng của Đoàn Thanh niên Cứu quốc làm nòng cốt. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành và bầu ông Nguyễn Chí Thanh làm Chủ tịch Liên đoàn và thông qua Nghị quyết, Điều lệ của Liên đoàn Thanh niên Việt Nam.
Từ ngày 29 đến 31 tháng 7 năm 1955, Đại hội để thống nhất tổ chức và phong trào học sinh, sinh viên toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội, gồm 244 đại biểu chính thức và 255 đại biểu dự thính của các trường đại học, đại biểu sinh viên miền Nam và sinh viên học ở nước ngoài, quyết định lấy tên mới của tổ chức sinh viên là Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam, thông qua Nghị quyết, Điều lệ, chương trình hành động và lời kêu gọi sinh viên toàn quốc. Đây là tổ chức thành viên lớn thứ hai trong Liên đoàn Thanh niên.
Từ ngày 8 đến ngày 15 tháng 10 năm 1956, Đại hội thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam toàn quốc lần thứ I được khai mạc tại Nhà hát lớn Thủ đô Hà Nội, gồm 420 đại biểu chính thức, 300 đại biểu dự thính trong và ngoài nước, miền Nam và miền Bắc, có cả đại biểu Liên đoàn Thanh niên Dân chủ Thế giới, tham gia. Đại hội đã thông qua Nghị quyết, bản Hiệu triệu thanh niên toàn quốc và Thư của Đại hội gửi các bạn thanh niên miền Nam. Đại hội cũng bầu Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Bộ trưởng Bộ Y tế, làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội. Các phó Chủ tịch Hội gồm: Nguyễn Lam, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam; Lê Quang Toàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam; Nguyễn Ngọc San, Trưởng Ban Vận động Mặt trận Thống nhất Thanh niên Hà Nội. Tháng 1 năm 1957, Hội nghị lần thứ nhất đã bầu bổ sung ông Vũ Quang vào Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, giữ chức Tổng Thư ký của Trung ương Hội.

Tổ chức

Hệ thống tổ chức của Hội cũng giống như tổ chức Đoàn, từ Trung ương xuống cơ sở.
  • Cấp cơ sở gồm Chi Hội cơ sở và tương đương
  • Cấp Huyện Hội và tương đương
  • Cấp Tỉnh Hội và tương đương
  • Cấp Trung ương Hội

Các kỳ đại hội toàn quốc

Đại hội lần thứ Thời gian Địa điểm Lãnh đạo Hội
* tháng 6, 1946 Hà Nội Dương Đức Hiền, đến năm 1948 thì Hoàng Minh Chính được cử
I tháng 2, 1950 Thái Nguyên Nguyễn Chí Thanh
* 8 tháng 10 - 15 tháng 10, 1956 Hà Nội Phạm Ngọc Thạch
II tháng 12, 1961 Hà Nội Phạm Huy Thông
* 20 tháng 9 - 21 tháng 9, 1976 Hà Nội Lê Quang Vịnh, đến tháng 9 năm 1988 Hà Quang Dự được bầu
III tháng 12, 1994 Hà Nội Hồ Đức Việt, đến tháng 3 năm 1998 thì Trương Thị Mai được bầu
IV 13 tháng 1 - 15 tháng 1, 2000 Hà Nội Trương Thị Mai, đến tháng 2 năm 2003 thì Hoàng Bình Quân được bầu.
V 25 tháng 2 - 27 tháng 12, 2005 Hà Nội Nông Quốc Tuấn, đến năm 2008 thì Võ Văn Thưởng được bầu
VI 26 tháng 4 - 27 tháng 4, 2010 Hà Nội Nguyễn Phước Lộc

Chính khách xuất thân từ lãnh đạo Hội

Từ vị trí Chủ tịch

  • Nguyễn Chí Thanh, Chủ tịch Liên đoàn Thanh niên Việt Nam 1950-1956, là Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
  • Phạm Ngọc Thạch, Bộ trưởng Bộ Y tế
  • Phạm Huy Thông, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội (1956-1966), Viện trưởng Viện Khảo cổ học (1967-1988), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại biểu Quốc hội khóa II, III.
  • Lê Quang Vịnh, nguyên bí thư TW Đoàn khóa IV, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bí thư quận ủy Côn Đảo, nguyên Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ.
  • Hà Quang Dự, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn khóa 5, Bộ trưởng phụ trách công tác thanh niên và thể dục thể thao của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao.
  • Hồ Đức Việt, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn khóa 6. Từng là Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam., Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Phó ban thường trực Ban Tổ chức TW, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.
  • Trương Thị Mai, từng là Bí thư Thường trực TW Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các Vấn đề Xã hội của Quốc hội, Ủy viên TW Đảng, hiện là Chủ nhiệm Ủy ban Về các Vấn đề Xã hội của Quốc hội.
  • Hoàng Bình Quân, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn khóa 8, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang ngay. Hiện đang là Trưởng ban Đối ngoại TW.
  • Võ Văn Thưởng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn khóa 9, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.
  • Nông Quốc Tuấn - từng là Bí thư TW Đoàn khóa VIII, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang; hiện là Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Các vị trí lãnh đạo khác

  • Dương Đức Hiền, Tổng bí thư Đảng Dân chủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Thanh niên, Ủy viên Tổng bộ Việt Minh; Tổng thư ký, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Liên Việt; Ủy viên Ban Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  • Hoàng Minh Chính, Tổng Đoàn trưởng Liên đoàn Thanh niên Việt Nam, Tổng Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Tổng thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam, Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin.
  • Nguyễn Lam, Phó chủ tịch Hội. Ông cũng là Bí thư thứ nhất TW Đoàn khóa 1 và giữ chức vụ này liên tục 12 năm, và các chức vụ trong bộ máy Chính phủ và Đảng: Bí thư Thành ủy Hà nội, Bộ trưởng Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (1969 - 1973), Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (1973 - 1974), (1981 - 1982), Trưởng ban Công nghiệp TW, Phó Thủ tướng (1980 - 1982), Bí thư TW Đảng khóa IV, khóa V, Trưởng ban Kinh tế TW.
  • Hồ Trúc - Nguyên Bí thư TW đoàn khóa I, khóa II, nguyên Bí thư quận ủy quận V Hà nội năm 1947, nguyên Tổng thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục, Phó trưởng ban Khoa giáo TW, Hội trưởng Hội Cờ Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO VN.
  • Vũ Quốc Hùng, từng là Bí thư TW Đoàn khóa IV, Chủ tịch Hội Sinh viên, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Ủy viên TW Đảng khóa VII, khóa VIII, khóa IX, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TW.
  • Huỳnh Đảm - từng là Bí thư TW đoàn khóa IV, nguyên Phó bí thư tỉnh Đoàn Cà Mau, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Chủ tịch HĐND Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hiện là Ủy viên TW Đảng, Chủ tịch Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  • Phạm Phương Thảo - từng là Bí thư Thành đoàn TP HCM, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bí thư TW Đoàn khóa V, khóa VI, Chủ tịch Hội đồng Đội TW khóa 3, Phó chủ tịch UBND TP HCM, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Thành ủy TP HCM, Phó bí thư Thành ủy TP HCM, Chủ tịch HĐND TP HCM.
  • Bùi Đặng Dũng - từng là Ủy viên Ban thường vụ TW Đoàn khóa VII, Bí thư TW Đoàn khóa VIII, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam, hiện là Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội.
  • Nguyễn Lam - Bí thư TW Đoàn khóa VIII, Chủ tịch Hội đồng Đội TW khóa V, nguyên Tỉnh ủy viên, Bí thư tỉnh đoàn - Chủ tịch Hội liên hiệp thanh niên tỉnh Thanh Hóa, hiện là Phó chủ tịch Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  • Trần Đắc Lợi - từng là Ủy viên Ban thường vụ TW Đoàn khóa VII, nguyên Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Tổng thư ký Quỹ Hòa bình Phát triển Việt Nam, hiện là Phó chủ tịch thường trực Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.

Cảnh sát phòng cháy làm dân vận An Phước

TNTA phối hợp công an phòng cháy làm vệ sinh tuyến đường liên xã qua ấp 1

5 BÀI HÁT CỦA HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN

Nối Vòng Tay Lớn
Rừng núi dang tay nối lại biển xa
Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà
Mặt đất bao la anh em ta về gặp nhau
Mừng như bão cát quay cuồng trời rộng
Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam

Cờ nối gió đêm vui nối ngày
Dòng máu nối con tim đồng loại
Dựng tình người trong ngày mới
Thành phố nối thôn xa vời vợi
Người chết nối linh thiêng vào đời
Và nụ cười nối trên môi

Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay
Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi
Vượt thác cheo leo tay ta vượt đèo
Từ quê nghèo lên phố lớn
Nắm tay nối liền
Biển xanh sông gấm nối tròn một vòng tử sinh

Lá Xanh
Lá còn xanh như anh đang còn trẻ.
Lá trên cành như anh trong đoàn quân
Gió rung cây cành lá tưng bừng đùa vui
Anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân
Anh là lá trên cành ngại chi gió mưa
Anh là trai phải ra chiến trận phen này
Đi đầu quân ! Đi trong mùa động viên
Đi đầu quân ! Đi trong mùa xuân mới gió lá reo gió lá reo
Kìa bảng treo cùng trong làng
Đi đầu quân. Đi đầu quân
Tất cả cho tiền tuyến mau lên đi
Hỡi các anh trai làng Lá còn xanh như bao anh còn trẻ
Sức oai hùng đang căng trong toàn thân
Ngó lên cây màu lá tươi đầy trời xanh
Anh trai làng vấn vương gia đình làm chi
Ra tiền tuyến thi tài cùng nhau giết Tây
Em chờ anh với bao chiến công lẫy lừng



Đoàn ca
Kết liên lại Thanh niên chúng ta cùng nhau đi lên,
Giơ nắm tay thề, gìn giữ hòa bình độc lập tự do.
Kết liên lại Thanh niên chúng ta cùng quyết tiến bước,
Đánh tan quân thù xây đắp cuộc đời hạnh phúc ấm no.
Đi lên Thanh niên chớ ngại ngần chi,
Đi lên Thanh niên làm theo lời Bác:
“Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền,
Đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên"

Ta Ra Trận Hôm Nay
Ta đi giữa mùa xuân trên đường ra trận. Chào quê hương nhằm tiền phương mạnh bước.
Lời nước non như càng giục giã lòng ta. Băng qua muôn núi ngàn sông rộn vui tiếng ca.
Rung ring lá ngụy trang lưng đèo gió lộng. Tuổi thanh niên đời hăng say nhịp sống.
Nhìn suối khe bom đạn giặc đã cày sâu. Ta đi với những bàn tay san hố giữ cầu.
ĐK:
Hành quân ta lại hành quân , núi sông nâng bước đôi chân ta lên đường.
Dặm xa trập trùng mà dốc núi đường trơn. Đôi chân bao chiến sĩ bước mòn đá xanh.
Ta đi tiếp bước cha anh. Khi nào còn giặc ta đây còn hành quân xa.
Chiến trướng còn gọi ta vẫn còn hành quân xa. Ta còn hành quân xa. Ta còn hành quân xa.....

 
CHIẾN BINH CA VŨ KHÚC

Sáng tác: Ngọc Thới
Thể hiện: Tốp ca nam nữ Văn công QK7
******************************
*****

Đêm nay lửa sáng ta nhảy đùa chơi.
Ta vui ca hát cho đời thắm tươi.
Bao nhiêu vui sống tung ra đêm này.
Một, hai, cùng nhảy ta hoà tiếng ca.

1) Tang tính tình, đời ta chiến binh là vui chiến trường.
Tang tính tình, ta đem chiến công xây đời tự do.
Tang tính tình, đời ta chiến binh là vui xóm làng.
Tang tính tình, xây thêm chiến công cho đời ấm no.

2)
Tung cắc tùng, bàn tay của ta từng phen phá đồn.
Tung cắc tùng, thanh đao của ta nhuộm đầy máu tây.
Tung cắc tùng, bàn tay cũa ta từng phen giết thù.
Tung cắc tùng, hương thôn của ta là mồ thực dân.

3)
Ơ ớ hò, ngày mai thắng Tây là vui hát rằng.
Ơ ớ hò, ta trai nước Nam oai hùng truyền lưu.
Ơ ớ hò, ngày mai thắng Tây toàn dân hát mừng.
Ơn đức dài muôn tim khắc ghi cụ Hồ Chí Minh